Trần Khuê Nguyên

Trần Khuê Nguyên
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 1 năm 2003 – Tháng 4 năm 2013
Tiền nhiệmLý Thiết Ánh
Kế nhiệmVương Vỹ Quang
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam
Nhiệm kỳTháng 9 năm 2000 – Tháng 12 năm 2002
Tiền nhiệmMã Trung Thần
Kế nhiệmLý Khắc Cường
Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng
Nhiệm kỳTháng 11 năm 1992 – Tháng 9 năm 2000
Tiền nhiệmHồ Cẩm Đào
Kế nhiệmQuách Kim Long
Thông tin chung
Sinhtháng 1, 1941 (83 tuổi)
huyện Khang Bình, tỉnh Liêu Ninh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Trường lớpHọc viện Sư phạm Nội Mông Cổ (nay là Đại học Sư phạm Nội Mông Cổ)

Trần Khuê Nguyên (sinh tháng 1 năm 1941) là chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông từng là Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng và Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Ông nghỉ hưu năm 2013.

Tiểu sử

Trần Khuê Nguyên sinh ra ở huyện Khang Bình, tỉnh Liêu Ninh. Năm 1960 đến năm 1964, ông học chuyên ngành giáo dục chính trị tại Học viện Sư phạm Nội Mông Cổ (nay là Đại học Sư phạm Nội Mông Cổ).[1] Tháng 5 năm 1965, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp năm 1964, Trần Khuê Nguyên được phân công làm giáo viên tại Trường Đảng Minh ủy minh Hulunbuir ở Khu tự trị Nội Mông Cổ.[1] Năm 1978, ông được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Đảng Minh ủy minh Hulunbuir.[1] Năm 1980, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Thư ký Minh ủy minh Hulunbuir rồi trở thành quyền Tổng Thư ký Minh ủy minh Hulunbuir. Năm 1982 đến năm 1983, ông là Tổng Thư ký Minh ủy minh Hulunbuir, Ủy viên Ban Thường vụ Minh ủy minh Hulunbuir.[2] Năm 1983 đến năm 1989, Trần Khuê Nguyên đảm nhiệm vị trí Phó Bí thư Minh ủy minh Hulunbuir rồi Bí thư Minh ủy minh Hulunbuir.[2]

Năm 1989, ông được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu tự trị Nội Mông Cổ.[1] Năm 1991, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị Nội Mông Cổ. Tháng 1 năm 1992, ông được luân chuyển làm Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng.[1] Tháng 11 năm 1992, Trần Khuê Nguyên thay Hồ Cẩm Đào làm Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng, về cơ bản là viên chức hàng đầu của Tây Tạng.[1]

Năm 2000, sau nhiệm kỳ 8 năm làm việc ở Tây Tạng, Trần Khuê Nguyên được chuyển đến tỉnh Hà Nam làm Bí thư Tỉnh ủy.[1] Tháng 1 năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Khoa học xã hội.[1] Tháng 3 năm 2003, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc khóa X và tái đắc cử chức vụ Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc khóa XI vào tháng 3 năm 2008.[2]

Tháng 4 năm 2013, Trần Khuê Nguyên thôi giữ vị trí Viện trưởng Viện Khoa học xã hội, thay ông ở chức vụ này là Vương Vỹ Quang.[3]

Trần Khuê Nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIV, XV, XVI, XVII.[1][4]

Xem thêm

  • Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc)
  • Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng
  • Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i “Sơ yếu lý lịch Trần Khuê Nguyên”. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2019.
  2. ^ a b c “Sơ yếu lý lịch Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc khóa XI”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2019.
  3. ^ “Vương Vỹ Quang làm Bí thư Ban Cán sự Đảng, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội”. Nhân dân Nhật báo. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2013.
  4. ^ “Tiểu sử Trần Khuê Nguyên”. China Vitae. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2010.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Tây Tạng
Bí thư Khu ủy
Trương Quốc Hoa • Chu Nhân Sơn (quyền) • Tăng Ung Nhã • Nhâm Vinh • Âm Pháp Đường • Ngũ Tinh Hoa • Hồ Cẩm Đào • Trần Khuê Nguyên • Quách Kim Long • Dương Truyền Đường • Trương Khánh Lê • Trần Toàn Quốc • Ngô Anh Kiệt • Vương Quân Chính
Chủ nhiệm Nhân Đại
Ngapoi Ngawang Jigme • Dương Đông Sinh • Ngapoi Ngawang Jigme • Raidi • Legqog • Qiangba Puncog • Padma Choling • Losang Jamcan
Chủ tịch Chính phủ
Chủ nhiệm Ủy ban trù bị
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng
Tăng Ung Nhã • Nhâm Vinh
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân
Sanggyai Yexe • Ngapoi Ngawang Jigme • Dorje Tseten • Dorje Tsering • Gyaincain Norbu • Legqog • Qiangba Puncog • Padma Choling • Losang Jamcan • Che Dalha • Nghiêm Kim Hải
Chủ tịch Chính Hiệp
Đàm Quan Tam • Trương Quốc Hoa • Nhâm Vinh • Âm Pháp Đường • Yangling Dorje • Raidi • Pagbalha Geleg Namgyai
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Khu ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Chủ tịch.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Hà Nam
Bí thư Tỉnh ủy
Trương Tỷ • Phan Phúc Sinh • Ngô Chi Phố • Lưu Kiến Huân • Văn Mẫn Sinh • Lưu Kiến Huân • Đoàn Quân Nghị • Lưu Kiệt • Dương Tích Tông • Hầu Tông Tân • Lý Trường Xuân • Mã Trung Thần • Trần Khuê Nguyên • Lý Khắc Cường • Từ Quang Xuân • Lư Triển Công • Quách Canh Mậu • Tạ Phục Chiêm • Vương Quốc Sinh • Lâu Dương Sinh
Chủ nhiệm Nhân Đại
Hồ Lập Giáo • Lưu Kiệt • Triệu Văn Phủ • Trương Thụ Đức • Lâm Hiểu • Dương Tích Tông • Lý Trường Xuân • Nhiệm Khắc Lễ • Lý Khắc Cường • Từ Quang Xuân • Lư Triển Công • Quách Canh Mậu • Tạ Phục Chiêm • Vương Quốc Sinh • Lâu Dương Sinh
Tỉnh trưởng Chính phủ
Ngô Chi Phố • Văn Mẫn Sinh • Lưu Kiến Huân • Đoàn Quân Nghị • Lưu Kiệt • Đới Tô Lý • Vu Minh Đào • Hà Trúc Khang • Trình Duy Cao • Lý Trường Xuân • Mã Trung Thần • Lý Khắc Cường • Lý Thành Ngọc • Quách Canh Mậu • Tạ Phục Chiêm • Trần Nhuận Nhi • Doãn Hoằng • Vương Khải
Chủ tịch Chính Hiệp
Phan Phúc Sinh • Ngô Chi Phố • Lưu Kiến Huân • Triệu Văn Phủ • Vương Hoa Vân • Tống Ngọc Tỷ • Diêm Tế Dân • Lâm Anh Hải • Phạm Khâm Thần • Vương Toàn Thư • Diệp Đông Tùng • Lưu Vĩ
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.