Hoa quân nhập Việt

Hoa quân nhập Việt
Một phần của Chiến tranh Đông Dương
Thời gianCuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945
Địa điểm
Bắc Việt Nam
Kết quả Quân đội Tưởng Giới Thạch rút lui.
Việt Nam Quốc dân ĐảngViệt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội rút khỏi Chính phủ Liên hiệp
Tham chiến
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

 Trung Quốc
Việt Quốc
Đảng Đại Việt

Việt Cách
Chỉ huy và lãnh đạo

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Võ Nguyên Giáp

Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949) Lư Hán
Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949) Tiêu Văn
Vũ Hồng Khanh
Nguyễn Tường Tam

Nguyễn Hải Thần
Thành phần tham chiến

4 quân đoàn (60,93,52,62) (sau quân đoàn 53 thay thế quân đoàn 52 và 62)
3 sư đoàn độc lập (19,23,93)

1 tiểu đoàn hiến binh[1]
Lực lượng
20 vạn quân bộ binh [2]
Thương vong và tổn thất
Không có Không đáng kể

Hoa quân nhập Việt (tiếng Trung: 華軍入越) là sự kiện 20 vạn quân đội Tưởng Giới Thạch tiến vào miền Bắc Việt Nam với mục đích giải giáp quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 16 ra Bắc theo sự phân công của Đồng Minh. Cùng thời điểm đó, các tổ chức chính trị theo chủ nghĩa quốc gia, chống Pháp và chống Việt Minh như Việt Quốc, Việt Cách, cũng vượt biên giới Việt Trung vào Việt Nam thiết lập chính quyền tại một số tỉnh phía Bắc.

Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt (1946), đồng ý cho quân Pháp thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật. Tháng 10 năm 1946, quân Tưởng Giới Thạch hoàn thành việc rút khỏi Việt Nam.

Bối cảnh

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quân Nhật Bản đầu hàng phe Đồng minh. Theo thỏa thuận Potsdam, quân Anh sẽ giải giáp cho quân Nhật tại Việt Nam từ vĩ tuyến 16 về phía Nam và quân Trung Quốc sẽ giải giáp cho quân Nhật từ vĩ tuyến 16 về phía Bắc.

Khi quân Đồng Minh chưa đến nơi, Việt Minh thực hiện cách mạng tháng Tám, lật đổ chính quyền Đế quốc Việt Nam, thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quân Trung Quốc có âm mưu "Diệt Cộng cầm Hồ" tức là "Diệt Cộng sản, bắt Hồ Chí Minh", lật đổ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[3] Ở miền Nam, quân Anh có trách nhiệm giải giáp quân Nhật và duy trì trật tự công cộng. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, các lực lượng vũ trang Việt Nam đồng loạt tấn công quân Pháp vừa đổ bộ vào Sài Gòn. Quân Anh và Nhật hợp tác với quân Pháp đẩy lùi quân Việt Nam về vùng nông thôn và sau đó mở rộng chiếm đóng toàn miền Nam.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phải đối mặt với vô vàn khó khăn:

  • Về quân sự: 20 vạn quân Tưởng chiếm đóng ở miền Bắc, 6 vạn quân Nhật được quân Anh sử dụng, quân Pháp tấn công trở lại.
  • Về kinh tế: Tài nguyên quốc gia cạn kiệt. Ngân hàng Đông Dương nằm trong tay tư bản nước ngoài. Trung Quốc dùng đồng tiền "quan kim" và "quốc tệ" để đổi lấy tiền Việt, làm lũng đoạn thị trường Việt Nam. Mùa màng thát bát, nạn đói tràn lan.
  • Về chính trị: Các lực lượng chính trị được quân Tưởng hậu thuẫn như Việt Quốc, Việt Cách được tham gia Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà không qua bầu cử, sau đó lại gây chia rẽ nghiêm trọng. Việt Quốc, Việt Cách phát hành các báo Thiết thực, Đồng Tâm, rải truyền đơn tố cáo Việt Minh độc tài, đàn áp các đảng phái quốc gia và hợp tác với Pháp[4]. Việt Quốc, Việt Cách cũng chuẩn bị các bước nhằm đảo chính, lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó Việt Minh mở chiến dịch trấn áp Việt Quốc, Việt Cách[5]. Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến tan rã do các lãnh đạo Việt Quốc, Việt Cách rời bỏ chính phủ lưu vong sang Trung Quốc[6][7].

Diễn biến

Cuối tháng 8 năm 1945, 20 vạn quân Tưởng do Lư Hán làm tổng chỉ huy, Tiêu Văn làm phó tư lệnh vượt biên giới Việt-Trung tiến vào Việt Nam. Quân đoàn 62 và 53 tiến từ Quảng Tây, dưới sự chỉ huy của Tiêu Văn, đã chiếm Cao Bằng, Lạng Sơn, và những vị trí quan trọng dọc theo bờ biển tới Hải Phòng, còn quân đoàn 93 và 60 của Lư Hán từ Vân Nam tiến vào Lào Cai và dọc theo sông Hồng tới Hà Nội. Ngày 9 tháng 9, quân Tưởng tới Hà Nội.[8]

Quân Tưởng chiếm đóng Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16, hà hiếp nhân dân, cướp bóc khắp nơi.[9] Quân Tưởng đổi tiền với tỷ giá vô lý, gây nhiều bất bình cho người dân.

Việt Quốc, Việt Cách và Phục Quốc chia nhau kiểm soát các địa phương phía Bắc Hà Nội. Tại một số nơi các lực lượng này xung đột vũ trang với Việt Minh để giành quyền kiểm soát.

Ngày 14 tháng 9 năm 1945, Lư Hán đến Hà Nội. Lư Hán gặp Hồ Chí Minh, đòi Hồ Chí Minh phải "báo cáo quân số thực tế và tổ chức quân đội Việt Nam", đòi mỗi bộ của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải có một người "liên lạc viên" của Trung Quốc, thậm chí đòi Việt Nam lùi giờ lại một tiếng theo giờ Trung Quốc.[10]

Để tránh phải một lúc đối đầu với nhiều kẻ thù, Việt Minh thực hiện chính sách nhân nhượng với quân Tưởng để tập trung chống Pháp. Chính quyền chấp nhận cho quân Tưởng tiêu xài đồng "quan kim", đồng ý cung cấp lương thực cho họ. Chính quyền thực hiện chính sách nhẫn nhịn, tránh xung đột với quân Tưởng và Việt Quốc, Việt Cách.[11]

Ngày 28 tháng 9 năm 1945, lễ đầu hàng của quân Nhật được tổ chức bởi Trung Hoa Dân Quốc.

Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương mở rộng Chính phủ lâm thời thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời, để cho một số nhân vật của Việt Quốc, Việt Cách tham gia Chính phủ. Ngoài ra, Việt Quốc và Việt Cách được 50 và 20 ghế trong Quốc hội Việt Nam không bầu cử.Quốc hội khóa I, họp đầu tiên ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã bầu ra Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến trong đó Việt Quốc nắm Bộ (trưởng) Kinh tế, bộ Ngoại giao, Việt Cách nắm chức Phó Chủ tịch, Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế và Lao động, Bộ Canh nông.

Ngày 11 tháng 11 năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố tự giải tán, thực chất là rút vào hoạt động bí mật.

Ngày 28 tháng 2 năm 1946 tại Trùng Khánh, sau một thời gian đàm phán kéo dài, Pháp ký với Trung Hoa Dân Quốc hiệp ước Pháp - Hoa. Những điều khoản chính: Trung Hoa đồng ý để quân Pháp vào Bắc vĩ tuyến 16 trở lên thay Trung Hoa giải giáp quân Nhật, đổi lấy việc Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa; Pháp bán lại đường sắt Côn Minh - Hồ Kiều và miễn thuế quá cảnh ở Hải Phòng cho Trung Hoa.[12]

Ngày 6 tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội, Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt được ký kết, trong đó có các điều khoản quan trọng:

  • Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay quân Tưởng và sẽ rút hết sau 5 năm, mỗi năm rút 3000 quân.
  • Hai bên đình chỉ ngay xung đột để mở rộng đàm phán chính thức.

Với nước cờ này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tránh được nhiều khó khăn: quân Tưởng rút về nước, quân Pháp tạm thời hòa hoãn, tuy nhiên Pháp được mang quân ra Bắc một cách dễ dàng.

Ngày 18 tháng 3 năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử một phái đoàn sang Trùng Khánh để giữ quan hệ hoà hảo với Trung Hoa Dân Quốc.

Ngày 15 tháng 6 năm 1946, quân Tưởng hoàn toàn rút khỏi Việt Nam. Tháng 7 năm 1946, xảy ra Vụ án phố Ôn Như Hầu, Việt Quốc, Việt Cách suy yếu. [13]

Chú thích

  1. ^ “Hoa quân nhập Việt”. daitudien.net. Bản gốc lưu trữ 3 tháng 1 năm 2015. Truy cập 3 tháng 1 năm 2015. Dưới sự chỉ huy của Lư Hán, lực lượng quân Trung Hoa Dân Quốc đã tiến vào Việt Nam ngày 14.9.1945, với khoảng 20 vạn quân, trong đó: quân địa phương Vân Nam gồm quân đoàn 60 (các sư đoàn 21, 182, 183), quân đoàn 93 (các sư đoàn 18, 20, 22), 2 sư đoàn độc lập 19, 23; quân trung ương gồm quân đoàn 52, và 62, sư đoàn độc lập 93 và một tiểu đoàn hiến binh. Tháng 10.1945, thêm quân đoàn 53.
  2. ^ Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2009). “I. Xây dựng và bảo vệ chế độ Dân chủ Cộng hòa”. Đại cương lịch sử Việt Nam - Tập III . Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. tr. 10. Ở miền Bắc, khoảng 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch, gồm 4 quân đoàn do tướng Lư Hán làm tổng chỉ huy, lũ lượt kéo vào đóng ở Hà Nội và...
  3. ^ Archimedes L. A. Patti (1980). Why Viet Nam?. Đại học California. tr. 218. ISBN 978-0-52-004156-1. Truy cập 3 tháng 1 năm 2015. Giap told me that of his own personal knowledge these troops were the "most rapacious and undisciplined of the entire Chinese army." And he was concerned that these Chinese would try to overthrow the Provisional Government and install a pro-Chinese regime.
  4. ^ Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 492 - 494
  5. ^ Chiến thắng bằng mọi giá, trang 196-197, Cecil B. Currey, Nhà xuất bản Thế giới, 2013
  6. ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Những năm tháng không thể nào quên, trang 290, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân
  7. ^ David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 422, California: University of California Press, 2013
  8. ^ Archimedes L. A. Patti. Why Viet Nam?. sđd. tr. 281. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  9. ^ Trịnh Tố Long (tháng 12 năm 2011). “Bác Hồ trước họa "diệt cộng, cầm Hồ"”. Báo QDND Online. Bản gốc lưu trữ 20 tháng 10 năm 2014. Truy cập 3 tháng 1 năm 2015. Lúc bấy giờ, báo chí nước ngoài mô tả quân Tưởng: "Đội quân chân đất, bụng lép, quyết bám vào cuộc nhập Việt để mưu sống. Chúng vơ vét mọi thứ muốn lấy hay cần lấy dù thứ đó là của người Việt, người Pháp hay của ngoại kiều nào, bất kể giàu hay nghèo. Các tướng tá chỉ huy càng tham tàn, hà hiếp mọi người, ở mọi nơi làm gương cho binh sĩ...".
  10. ^ Archimedes L. A. Patti. Why Viet Nam?. sđd. tr. 292-293. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  11. ^ Đ. H. L (tháng 7 năm 2014). “Hoa quân nhập Việt và mưu đồ "Diệt cộng cầm Hồ"”. Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2015. Truy cập 3 tháng 1 năm 2015. Thời gian này, bọn Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh đang khiêu khích rất dữ, anh em ai cũng tức giận vì phải kiềm chế, một số người muốn đánh ngay lập tức. Một lần, Tiêu Văn gửi đến một bức công văn vỏn vẹn mấy chữ:” Kính gửi Cụ Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Yêu cầu Cụ cho mượn một cái nồi nấu cơm”. Anh em vô cùng phẫn nộ nhưng Bác vẫn ôn tồn, ung dung: “ Nền độc lập ta vừa mới giành được giống như một chiếc bình ngọc. Nay có những con kiến bò trên miệng bình, nếu ta dùng gậy đập kiến, chưa chắc kiến đã chết mà bình ngọc vỡ mất. Nếu ta lấy một cái que bắc cầu cho chúng xuống thì kiến sẽ đi hết, như vậy có hơn không? Còn họ mượn cái nồi nấu cơm thì ta cho họ mượn, việc gì các chú phải nổi nóng như vậy?!”
  12. ^ “Hiệp ước Pháp - Hoa 1946”. daitudien.net. Bản gốc lưu trữ 3 tháng 1 năm 2015. Truy cập 4 tháng 1 năm 2015.
  13. ^ Robert McNamara (1967). Vietnam and the U.S., 1940-1950. Pentagon Papers. Part I. National Archieves. tr. b-47 (hoặc 134). Truy cập 4 tháng 1 năm 2015.
  • x
  • t
  • s
Việt Nam (Đồng bằng Bắc Bộ • Việt Bắc • Tây Bắc • Bắc Trung Bộ • Tây Nguyên • Liên khu 5 • Nam Bộ)  • Lào  • Campuchia
Tham chiến
Liên hiệp Pháp
{Chỉ huy}
Việt Nam
{Chỉ huy}
Diễn biến
Nguyên
nhân
Pháp xâm lược Đại Nam • Pháp thuộc • Phong trào Giải phóng dân tộc Việt Nam • Việt Nam trong Thế chiến II • Cách mạng tháng Tám • Việt Nam độc lập
1945–1947
Nam Bộ kháng chiến • Sài Gòn • Nam tiến • Gaur • Hoa quân nhập Việt • Mặt trận Tây Tiến (Lai Châu) • Hải Phòng • Bắc Ninh • Lạng Sơn • Đà Nẵng • Un scénario de coup d'Etat • Toàn quốc kháng chiến (Hà Nội '46 • Huế • Nghệ An • Nam Định • Đà Nẵng) • Hà Đông • Việt Bắc '47
1948–1950
Véga • La Ngà • Nghĩa Lộ '48 • Tầm Vu • Đường 5 • Yên Bình Xã • Đường 3 • Phủ Thông • Đông Bắc I • Đường 4 • Xuân Đại • Khu V • Sông Đà • Quảng Đà • Lao–Hà • Vật Lại • Đông Bắc II • Cao-Bắc-Lạng • Sông Lô • Sông Thao • Thập Vạn Đại Sơn • Quảng Nam • Mỹ Tho • Lê Lai • Lê Lợi • Nam Khánh Hoà • Sông Mã • Cầu Kè • Võ Nguyên Giáp • Cầu Ngang • Sơn Hà • Cao Lãnh • Lê Hồng Phong • Trà Vinh • Sóc Trăng I • Phan Đình Phùng • Bến Tre • Hoàng Diệu • Đắk Lắk • Biên giới • Amyot D'Inville • Long Châu Hậu • Bến Cát
1950–1954
Trần Hưng Đạo-Trung du (Vĩnh Yên • Bình Liêu) • Hoàng Hoa Thám-Đường 18 (Mạo Khê) • Quang Trung-Đồng bằng • Tràng Bỏm • Lý Thường Kiệt • Mandarine • Hòa Bình (Tulipe • Tu Vũ) • Ninh Bình • Bretagne • Camargue • Adolphe • Concarneau • Tarentaise • Brochet • Tây Bắc (Nghĩa Lộ • Lorraine • Sơn La • Nà Sản '52) • An Khê • Thượng Lào '52 (Mường Khoa) • Hirondelle • Nà Sản '53 • Mouette • Castor • Lai Châu • Trung Lào • Đông Xuân • Hạ Lào • Atlante • Bắc Tây Nguyên • Thượng Lào '54 • Điện Biên Phủ • Đồng bằng Bắc Bộ • Phú Thọ Hòa • Đắk Pơ • Hà Nội '54
Chính trị
Ngoại giao
Ngoại giao
Diệt Cộng cầm Hồ • Hiệp ước Hoa–Pháp • Hiệp định Sơ bộ • Hội nghị Đà Lạt • Hội nghị Fontainebleau • Hội nghị Liên bang • Tạm ước Fontainebleau • Tối hậu thư Morlière • Thông điệp Paul Mus • Thỏa thuận vịnh Hạ Long • Hiệp ước Élysée • Biến động ngoại giao năm 1950 ở Việt Nam, Campuchia và Lào • Hiệp định Phòng thủ chung • Hiệp ước Hợp tác Kinh tế Việt–Mỹ • Hiệp ước Matignon • Hiệp định Genève • Hội nghị quân sự Trung Giã • Ngừng bắn
Chính trị
Phong trào
quần chúng
Biểu tình Sài Gòn • Toàn quốc chống Mỹ • Bãi công Hà Tu • Biểu tình Khánh Hòa • Biểu tình Hải Phòng • Tuyên ngôn hòa bình trí thức Sài Gòn–Chợ Lớn • Phong trào phản chiến trong Chiến tranh Việt Nam
Khác
Chiến lược
quân sự
Du kích vận động chiến • Chiến tranh nhân dân • Kế hoạch Revers (Hành lang đông-tây) • Kế hoạch De Lattre de Tassigny (Phòng tuyến Tassigny • Da vàng hóa chiến tranh) • Kế hoạch Navarre
Ném bom
Vulture • Condor
Tổn thất
Thiệt hại của Pháp • Thiệt hại của Việt Nam • Viện trợ của Mỹ
Tội ác
Thảm sát Hàng Bún • Thảm sát suối Sọ • Thảm sát Mỹ Trạch • Thảm sát Cầu Hòa • Thảm sát Tân Minh • Thảm sát chợ Gộ • Thảm sát Cát Bay
Hậu quả
Sự tham gia của Mỹ • Chia cắt Việt Nam (Giới tuyến Bến Hải • Di cư năm 1954) • Chiến tranh Việt Nam • Văn học nghệ thuật
Vũ khí
Cục Quân giới
Thể loại  · Chủ đề · Dự án
Từ điển · Thông tin · Danh ngôn ·
Văn kiện và tác phẩm · Hình ảnh và tài liệu · Tin tức
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s