Giòi

Giòi

Giòi (hay còn gọi là dòi) là dạng ấu trùng trong giai đoạn trưởng thành của loài ruồi.

Đặc điểm

Đời sống loài ruồi có thể chia thành bốn dạng: trứng, giòi, nhộng, và ruồi. Trứng ruồi đẻ vào những nơi ẩm thấp nước đọng, các thứ rữa thối, hay phân thải. Sau 8-20 giờ, trứng nở thành giòi. Ở dạng này, con giòi bắt đầu ăn. Chúng chuộng nhất là thịt hư rữa. Ăn thật no xong, con giòi bò tìm nơi để biến thành nhộng.

Sử dụng

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Độc giả cần liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Trị liệu dùng giòi. Giòi được dùng trong y khoa từ thời Nội chiến Mỹ để dọn sạch vết thương. Trong môi trường đã được khử trùng, giống giòi "sạch" được đặt vào vết thương hòng tiêu hủy những phần thịt đã chết.[1] Dùng trong chăn nuôi: Giòi còn được nuôi với quy mô công nghiệp để làm nguồn thức ăn rẻ tiền nhưng đầy bổ dưỡng trong chăn nuôi. Ngoài ra, giòi được nuôi theo chuẩn vệ sinh tốt, được sấy khô để làm nguồn cung cấp protein cho công nghiệp thực phẩm.[2]

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ “Liệu pháp dòi "lên ngôi"”. Báo Sức khỏe & Đời sống. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2010. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ “Trường Đại học Thành Tây”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.

Tham khảo


Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Bộ Ruồi (Diptera) này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s